Bộ phận chung của máy Tricot Karl Mayer

Read More!

Tên của các máy dệt kim và máy may

Danh sách các máy dệt Kim:

  • V-bed knitting machine 
  • Interlock circular knitting machine. 
  • Circular knitting machine
  • Four truck single jersey circular knitting machine 
  • V- Bed Automatic Knitting Machine 
  • Coller Cuff V- Bed Automatic Knitting Machine 
  • Mechanical Interlock circular knitting machine 
  • Electronic Interlock Circular Knitting Machine 
  • Jacquard Circular Knitting Machine 
  • Rib circular knitting machine 
  • Tricot Warp Knitting Machine 
  • Automatic Socks Knitting Machine 
  • Straight bar frame knitting machine 
  • Rachel warp knitting machine 
  • Linking Machine 
  • Hand Socks Knitting Machine 
  • Single truck single jersey circular knitting machine

Máy móc thiết bị được sử dụng cho may mặc sản xuất :

  • Industrial over lock machine 
  • Button attaching machine 
  • Flat lock sewing machine 
  • Blind Stitch sewing machine 
  • Industrial Button Hole machine 
  • Bar tack sewing machine 
  • Feed of the Arm sewing machine
Read More!

CHAIN LINK VÀ TEMPI

Bài viết này giới thiệu các khái niệm mắt xích (chain link) và tempi của hệ thống điều khiển truyền động.
Điều khiển truyền động dàn kim lỗ


Truyền động của dàn kim lỗ được tạo ra thông qua từ thùng quay xích tạo mẫu (trống tạo mẫu) B. Đây gọi là truyền động điều khiển dàn kim lỗ một cách gián tiếp. Bộ phận lắc A (hay còn gọi là đòn biến đổi) có tác dụng chuyển đổi chuyển động quay của thùng quay xích sang chuyển động lắc song song với giường kim), nó còn có chức năng làm tăng hay giảm tỉ số truyền.












Trống tạo mẫu/đĩa tạo mẫu/thùng quay xích


Một trống tạo mẫu có thể được lắp 1 hoặc nhiều vòng xích:
















Có 2 hoặc nhiều hơn 2 mắt xích để tạo ra một hàng vòng, nghĩa là trống tạo mẫu sẽ quay qua 2 hoặc nhiều hơn 2 mắt xích trong 1 hàng vòng (hay 1 vòng quay của trục chính, 3600).


Ứng với 1 vòng quay của trục chính sẽ có 1 hàng vòng được tạo ra.


Như vậy với cùng tốc độ quay của trục chính, nếu một hàng vòng được tạo ra bởi 2 mắt xích thì trống tạo mẫu sẽ quay chậm hơn so với loại một hàng vòng được tạo ra bởi 3 mắt xích.
2 mắt xích / 1 hàng vòng (hay 1 vòng quay của trục chính, hoặc một chu kỳ tạo vòng) gọi là 2 tempi.
3 mắt xích / 1 hàng vòng (hay 1 vòng quay của trục chính) gọi là 3 tempi


Tỉ số truyền động của trục chính so với trống tạo mẫu được định nghĩa là số vòng quay của trục chính so với 1 vòng quay của trống tạo mẫu. Ví dụ: Tỉ số truyền 24:1 nghĩa là 24 vòng quay của trục chính (24 hàng vòng) /1 vòng quay của trống tạo mẫu. Một vòng của trống tạo mẫu sẽ tạo ra 24 hàng vòng.


Trống tạo mẫu có thể có 48 mắt xích (truyền động tạo mẫu loại N) hoặc 16 mắt xích (truyền động tạo mẫu loại E).


Ví dụ 1: Một đĩa tạo mẫu ghi 24:1 với loại truyền động loại N (48 mắt xích) nghĩa là 24 vòng quay của trục chính/1 vòng quay của trống tạo mẫu hay là 24 vòng quay của trục chính (24 hàng vòng) mới đi qua hết 48 mắt xích của trống tạo mẫu. Như vậy là 1 vòng quay của trục chính (1 hàng vòng) đi qua 48:24=2 mắt xích. Đây là loại 2 tempi.


Ví dụ 2: Tương tự tỉ số truyền 16:1 với N pattern drive (48 mắt xích) thì 16 vòng trục chính sẽ đi hết 1 vòng trống tạo mẫu (đi hết 48 mắt xích) và sẽ có 48:16=3 mắt xích được đi qua trong 1 vòng quay của trục chính tức là đây là loại 3 tempi.


Ví dụ 3: so sánh tỉ số 24:1 (2 tempi) và 16:1 (3 tempi) thì thì để quay hết 1 vòng trống tạo mẫu phải mất 24 vòng trục chính cho loại 2 tempi, và 16 vòng trục chính cho loại 3 tempi. Vậy là loại 2 tempi (2 mắt xích/hàng vòng) trống tạo mẫu sẽ quay chậm hơn so với loại 3 tempi (3 mắt xích/hàng vòng) nếu máy chạy với cùng tốc độ quay của trục chính.

Mắt xích






Các mắt xích được liên kết với nhau bằng các chốt xích để tạo thành vòng xích. Một mắt xích thường có 2 chân ở phía trước và 1 chân ở phía sau. Các chân này đều có lỗ để liên kết các mắt xích với nhau.


Chú ý: trong quá trình làm việc, con lăn của cần đẩy dàn kim lỗ (đòn biến đổi) sẽ tiếp xúc với mắt xích ở đầu có 2 chân trước.


Các loại mắt xích








Có 4 loại mắt xích:


A: mắt xích phẳng/thẳng, có chiều cao không đổi


B: mắt xích tăng, được mài vát ở phần đầu


C: mắt xích giảm, được mài vát ở phần sau


D: cả tăng và giảm, được mài vát cả ở phần đầu và phần sau
(Nguồn Textitleknowled4u)
Read More!

Quá trình tạo vòng trên máy dệt kim đan dọc dùng kim móc

Bài viết mô tả quá trình tạo vòng trên máy dệt kim đan dọc dùng kim móc.
Đối với các máy dệt kim đan dọc dùng kim móc, để tạo thành vòng dệt, kim 1 cần phải được nâng lên vị trí tạo vòng (hình a).
Trong quá trình nâng kim, vòng sợi cũ được giữ lại trong họng platin 2.
Giai đoạn đặt sợi mới cho kim được bắt đầu bằng chuyển động lắc của kim lỗ 3 từ sau kim ra trước kim (hình b).
Tiếp theo kim lỗ dịch chuyển song song với giường kim bằng bội số của bước kim và giai đoạn đặt sợi mới được kết thúc bằng chuyển động lắc của kim lỗ từ trước kim trở về sau kim (hình c).



Sợi mới được đặt trên móc kim (Đây được coi là vị trí đặt sợi thuận lợi nhất do khe hở giữa kim dệt và kim lỗ là lớn nhất) nên sau khi được đặt sợi, kim còn phải tiếp tục được nâng lên đủ cao để sợi mới được đẩy trượt xuống miệng kim (hình d).

Sau đó, kim được hạ xuống, sợi mới được dẫn vào trong miệng kim (hình e).
Tiếp theo, miệng kim được khép lại nhờ sự hoạt động của thanh đè kim 4 và giai đoạn lồng vòng được bắt đầu (hình f).

Ngay sát trước thời điểm bắt đầu giai đoạn lồng vòng, platin 2 chuyển động lùi trở lại theo chiều mũi tên trên hình vẽ và lưỡi nghiêng của nó nâng nhẹ vòng sợi cũ lên làm cho quá trình lồng vòng diễn ra thuận lợi và đạt độ tin cậy cao. 

Giai đoạn lồng vòng được hoàn tất bằng chuyển động tiếp tục hạ xuống của kim.

Quá trình tạo vòng dệt kết thúc bằng giai đoạn kéo căng thành vòng (hình g).

Đây là video tham khảo về quá trình tạo vòng trên máy sử dụng kim móc (nguồn: Groz-Beckert):



Đối với các máy đan dọc dùng kim lưỡi hoặc kim kép quá trình tạo vòng dệt có phần thuận lợi hơn so với các máy dùng kim móc do không cần phải có công đoạn đè khép miệng kim và sợi mới được đặt trực tiếp vào trong miệng kim nên sau đó kim không cần phải được nâng lên thêm.

Hành trình công tác của kim được giảm thiểu đặc biệt là đối với loại kim kép nhờ vậy mà tốc độ công tác của máy được tăng lên đáng kể.

Quá trình tạo vòng của các loại kim này sẽ được đề cập đến ở các bài viết sau.

(Trích từ tài liệu ĐHBK Hà Nội) (Nguồn Textitleknowled4u)
Read More!

Knitting elements on tricot machines

1. Guides and guide bars

Guides are thin metal plates drilled with a hole in their lower end through a warp end may be threaded if required. The guides are held together at their upper end in a metal lead of 1 inch width and are spaced in it to the same gauge as the machine. The leads in turn are attached to a horizontal bar to form a complete guide bar assembly bar, so that the guides hang from it with each one occupying a position at rest midway between two adjacent needles. In this position the needles do not receive the warp yarns.
The needles only receive the warp yarns in their hooks if the guides wrap or lap the yarns across the needles. For the purpose, the guide bars are given a compound lapping movement. All guides in a conventional guide bar produce an identical lapping movement at the same time and therefore have requirements of same warp tension and rate of feed although yarns may differ in colour and composition. But the two guide bars may have different lapping movement where requirement of warp feed and warp tension may vary also.

2. Needle and needle bar

In warp knitting, all the needles move up and down together for loop formation, i.e., all the loops in a course are made simultaneously. So all the needles are connected/fixed to a bar called needle bar and the needle bar is lifted up and lowered down by means of a cam fitted outside the machine, generally at the driving side. Needles are set in tricks cut in the needle bed of the machine.

3. Closure bar (or Presser bar)

 In order to close the hook for casting-off of the old loop in Tricot machine, some closing element (Presser bar) is must. The elements needed in Tricot machine are set in a separate bar across the full width of the machine which also get motion from a cam or crank fitted on the main shaft. The presser bar closes the hook of the needle when the same moves downward after catching of the new yarn for loop formation.

4. Sinker and sinker bar

The sinker is a thin plate of metal which is placed between every two needles. The sinkers are usually cast in units, 1 inch long, which in turn are screwed into a bar called sinker bar. The sinkers are given almost linear horizontal (forward and backward) motion through the sinker bar. The drive generally comes from a crank or eccentric arrangement. The neb and the throat of the sinker are used to hold down the fabric while the belly of the sinker is used as a knocking over platform.
(Nguồn Textitleknowled4u)
Read More!

SƠ ĐỒ ĐẶT SỢI

Một số khái niệm liên quan

  • shog: giàn kim lỗ lắc ngang (dịch ngang) song song với giàn kim dệt
  • swing-in: kim lỗ lắc vào khe giữa hai kim dệt (từ sau ra trước kim dệt)
  • swing-out: kim lỗ lắc ra khỏi khe giữa hai kim dệt (từ trước ra sau kim dệt)
  • overlap: đặt sợi phía trước kim
  • underlap: đặt sợi phía sau kim


Giải thích sơ đồ đặt sợi

  • Hàng ngang các dấu chấm (.) thể hiện một hàng kim (needle bar).
  • Hàng ngang các dấu chấm từ dưới cùng lên trên thể hiện các hàng vòng của vải sau khi dệt. Trên hình vẽ ta có các hàng vòng từ 1 (dưới cùng) đến 3 (trên cùng)
  • Các số thứ tự 0, 1, 2 ở dưới cùng của hình vẽ thể hiện các khe kim. Ví dụ: khe kim thứ nhất (số 1) là khoảng trống giữa kim thứ nhất và kim thứ hai.



swing-in (swing through): sợi đi vào giữa hai dấu chấm.

swing-out (swing back): sợi đi ra giữa hai dấu chấm.
overlap: sợi ở bên trên dấu chấm
underlap: sợi ở bên dưới dấu chấm




Như vậy là ta phải đọc sơ đồ đặt sợi theo hướng từ phải sang trái và từ dưới lên trên,
ví dụ:


Để tạo ra hàng vòng thứ nhất, kim lỗ cùng với sợi thực hiện chuyển động lắc vào (swing-in) khe kim 1, đặt sợi phía trước kim số (2) (overlap) và lắc ra (swing-out) ở khe 2.

Tiếp theo là đặt sợi phía sau kim số (2) đánh dấu việc bắt đầu hình thành hàng vòng thứ 2. Lúc này kim lỗ thực hiện chuyển động lắc vào khe kim số 1, đặt sợi phía trước kim số (1) và sau đó lắc ra ở khe kim số 0.
Sau đó lại có một lần đặt sợi phía sau kim số (1) và chuẩn bị hình thành hàng vòng thứ 3.
Chú ý: việc đánh số khe kim tương ứng với việc đánh số chiều cao mắt xích (chain link height).

(Nguồn Textitleknowled4u)
Read More!

CÁC CHI TIẾT TẠO VÒNG CỦA MÁY TRICOT

Các chi tiết tạo vòng là những chi tiết trực tiếp tiếp xúc với sợi để thực hiện quá trình tạo vòng trên máy. Có các loại chi tiết tạo vòng chính là: Kim dệt và chi tiết đóng miệng kim, Platin, cái đặt sợi.





Kim dệt và chi tiết đóng miệng kim

Kim dệt là chi tiết tạo vòng chính. Các kim dệt được lắp song song và cách đều nhau vào các rãnh trên giường kim để tạo thành thanh kim. Trong quá trình tạo vòng cả thanh kim chuyển động công tác và tất cả các vòng sợi cùng được hình thành đồng thời ở tất cả các kim được tiếp sợi của thanh kim.
Ngày nay người ta thường sử dụng kim kép (hay kim phức) để có thể làm tăng tốc độ và năng suất của máy. Hình vẽ bên dưới là một kim phức (kim rãnh) và chi tiết đóng miệng kim.


    
Kim rãnh và chi tiết đóng miệng kim


chi tiết đóng miệng kim

Các chi tiết đóng miệng kim dùng để đóng/mở miệng kim trong quá trình tạo vòng, chúng thường được liên kết với nhau tạo thành mảnh có kích thước 1/2 tấc Anh. Sau đó các mảnh này được lắp cạnh nhau lên một thanh để tạo thành thanh đóng miệng kim (có nơi gọi là thanh kim ép)


Platin

Platin là những lá kim loại mỏng làm nhiệm vụ hỗ trợ cho kim dệt tạo vòng như: uốn sợi mới thành vòng sợi, dẫn sợi, nâng vòng sợi, giữ chặn vòng sợi hoặc kéo vòng sợi.
Ở trên máy, platin cũng được lắp song song, cách đều nhau và bao giờ cũng xen kẽ với kim dệt.
Các platin cũng được liên kết với nhau thành một mảnh platin có bề rộng 1 tấc Anh và nhiều mảnh platin được lắp cạnh nhau để tạo ra một thanh platin.




Chi tiết đặt sợi hay kim lỗ

Có nhiều chi tiết đặt sợi khác nhau về hình dạng kích thước, nhưng chúng đều có một thành phần cấu tạo cơ bản chung là lỗ xâu sợi.
Trong quá trình tạo vòng, chi tiết đặt sợi có chuyển động tương đối với giường kim để đặt sợi vào cho kim dệt lúc miệng kim đang mở.
Thanh kim lỗ được tạo từ các mảnh kim lỗ, mỗi mảnh kim lỗ thường có bề rộng 1 tấc Anh được tạo thành từ nhiều kim lỗ được gắn vào cùng một đế bằng nhựa hoặc kim loại.





(Nguồn Textitleknowled4u)




Read More!
Karl Mayer| Liba| Benninger| Itema Weaving| Warp Knitting| Beam| Terrot| Thies| Barmag| Machine|- Vietnam- China|Taiwan|Indonesia|India|
Knitting,Weaving,Circular Machine Vietnam