Các loại vải được sản xuất

Sản xuất vải Xơ và sợi là nguyên liệu sản xuất vải. Các loại vải được sản xuất gồm:

• Vải dệt thoi
• Vải dệt kim
• Vải không dệt
Các công đoạn áp dụng trong sản xuất các loại vải trên được mô tả dưới đây

Vải dệt thoi

 Vải dệt thoi được tạo thành từ hai bộ sợi dọc và sợi ngang. Sợi được căng theo chiều dài của vải được gọi là sợi dọc, và các sợi vắt theo khổ vải được gọi là sợi ngang. Nhìn chung, các sợi dọc phải đủ bền để chịu được sức căng đáng kể trong quá trình dệt. Nếu sợi dọc đủ bền, có thể dùng các loại sợi kém hơn để làm sợi ngang vì chúng sẽ đan xen kết hợp với nhau nhờ các sợi dọc trên vải. Để tránh sợi dọc bị đứt gãy trong quá trình dệt, người ta tăng cường độ bền bằng cách phủ một lớp hồ mỏng và sau đó sấy khô. Hồ tinh bột chủ yếu được dùng cho loại vải cotton, còn loại hồ có chứa polymer tổng hợp được dùng cho sợi tổng hợp. Để đảm bảo độ bền và chắc của vải, kết hợp với độ co giãn nhất định, cần phải có sự kết hợp các sợi dọc và ngang một cách phù hợp. Việc đan kết hay dệt này được hoàn thành trên thiết bị gọi là khung dệt.

Vải dệt kim 

Dệt kim được tiến hành bằng tay hoặc máy.
Các hàng mũi đan được hình thành sao mỗi hàng sau lại nối tiếp với hàng trước nó. Trong máy dệt kim, có một loạt các kim được sắp cách đều nhau với khoảng cách tỉ lệ với kích thước mắt sợi cần dệt. Quanh mỗi kim là một vòng sợi để hình thành mắt sợi trong quá trình dệt. Sợi được dẫn theo từng kim (hoặc ngược lại) và sự di chuyển của cả kim và sợi diễn ra theo cách thức một mắt sợi sẽ được tạo thành từ vòng sợi và để lại một vòng sợi mới quanh mũi kim. Quá trình này cứ thế lặp đi lặp lại. Các mũi kim đặt cạnh nhau và thao tác như trên sẽ diễn ra lần lượt với từng mũi kim. Sau mỗi lượt dệt, một hàng mắt sợi được hình thành.
Read More!

Quy trình sản xuất sợi

Quy trình sản xuất các loại sợi khác nhau được thực hiện qua các công đoạn tương tự nhau. Đầu tiên, xơ được làm sạch nhằm loại bỏ các tạp chất như cát, bụi và vỏ cây. Tùy theo yêu cầu sản phẩm, xơ được pha trộn theo tỷ lệ và kéodài dưới dạng cúi sợi để các xơ gần như là song song mà không xoắn vào nhau. Quá trình pha trộn được tiếp tục bằng cách kết hợp các cuộn cúi và xe mảnh, được gọi là kéo duỗi. Việc loại bỏ các xơ sợi quá ngắn và đảm bảo chắc chắn rằng xơ sợi trong con cúi đều nằm trong giới hạn chiều dài nhất định được gọi là chải thô. Công đoạn chải kỹ sẽ tiếp tục làm các sợi song song với nhau và lặp lại cho đến khi không có hoặc còn rất ít sợi bị quấn vào nhau. Lúc này, xơ sợi được gọi là sợi thô có đủ độ bền để không bị đứt khi bị kéo sợi. Cuối cùng, xơ sợi đồng nhất ở dạng sợi thô được kéo và xe lại tạo ra sợi thành phẩm.

cac buoc san xuat soi

Chất thải sinh ra chủ yếu trong bước đầu tiên khi làm sạch xơ và khi chải thô. Chất thải sinh ra trong
Read More!

Quy trình tạo ra sản phẩm may

Ngành công nghiệp Dệt may được xem là quá trình biến đổi sợi thiên nhiên, tái sinh hay tổng hợp thành sợi, vải, và chuyển sợi, vải đó thành quần áo, đồ dùng và vải vóc gia dụng... Sơ đồ tổng quan ngành công nghiệp dệt may được thể hiện trong Hình

Quy trinh det may
Có thể nhận thấy trong Hình  đôi khi xơ hoặc sợi có thể được nhuộm trực tiếp.
Vải mộc (sau khi dệt) thường được qua công đoạn xử lý bề mặt trước khi may. 
Công đoạn xử lý vải này còn được gọi là xử lý ướt. 
Nguyên liệu thô (xơ) được sử dụng gồm 4 loại chính là cotton, tổng hợp, len và lụa. 
Vải được tạo thành từ nguyên liệu qua ba bước chính sau:
• Sản xuất sợi 
• Sản xuất vải 
• Xử lý vải 
Read More!

Ngành dệt may Việt nam

Ngành công nghiệp dệt và may tồn tại ở Việt Nam ít nhất một thế kỷ nhưng các hoạt động thủ công truyền thống như thêu và dệt lụa thì đã có lịch sử lâu đời. Theo lịch sử ghi lại, nhiều triều đại Việt Nam phải cống nạp vải quý hiếm do người dân Việt Nam sản xuất sang Trung Quốc.
Ngày nay, tại Việt Nam một số làng nghề cổ như làng lụa Vạn Phúc (tỉnh Hà Tây), làng Triều Khúc (Hà Nội), làng Mẹo (tỉnh Thái Bình) vẫn đang tồn tại và phát triển.
Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp dệt may được xem là bắt đầu khi thành lập Nhà máy Dệt Nam Định năm 1897.
Ngành công nghiệp này đã nhanh chóng lớn mạnh sau Thế Chiến thứ 2 với quy mô và hình thức khác nhau. Ở miền Nam, các doanh nghiệp được thành lập và sử dụng máy móc hiện đại của Châu Âu. Ở miền Bắc, các doanh nghiệp nhà nước do Trung Quốc, Liên bang Xô Viết cũ và Đông Âu cung cấp thiết bị máy móc cũng được xây dựng trong giai đoạn này. Năm 1954, sau khi miền Bắc giành độc lập, Nhà máy Dệt Nam Định và Nhà máy Dệt lụa Nam Định được khôi phục và tái thiết, có thêm một số nhà máy khác được xây dựng mới như Nhà máy Dệt 8/3, Nhà máy Dệt Vĩnh Phú, Công ty May Thăng Long, Công ty May Chiến Thắng, Công ty May Nam Định, Công ty May Đáp Cầu. Các làng nghề truyền thống, các hợp tác xã dệt may đã được khuyến khích phát triển. Sau khi Việt nam thống nhất (tháng 4 năm 1975), Chính phủ đã tiếp quản một loạt các nhà máy ở miền Nam như Công ty Dệt Thắng Lợi, Công ty Dệt Việt Thắng, Công ty Dệt Phong Phú, Công ty Dệt Thành Công, Công ty May Nhà Bè, Công ty May Hoà Bình, Công Công ty May Việt Tiến, v.v. Sau đó, một số doanh nghiệp quốc doanh trung ương được xây dựng như Công ty May Hà Nội, Công ty Dệt may Nha Trang, Công ty Dệt may Huế. Một số cơ quan cấp địa phương cũng thành lập các doanh nghiệp dệt may. Ngành công nghiệp này đã nhanh chóng phát triển để cung cấp hàng hoá cho thị trường trong nước. Từ năm 1976, ngành dệt may bắt đầu xuất khẩu sang các nước thuộc khối kinh tế Đông Âu. Lần đầu tiên Việt Nam đã xuất khẩu sang Liên Xô cũ dưới hình thức ký kết hợp đồng phụ. Trong sự hợp tác này, Việt Nam nhận bông từ Liên Xô cũ và chuyển trả lại bằng thành phẩm. Năm 1979, Việt Nam đã mở rộng loại hình hợp tác này sang các quốc gia khác như Hungari, Tiệp khắc và Đông Đức.
Năm 1986, Việt Nam ký thoả thuận hợp đồng phụ với Liên Xô cũ (được gọi là Thoả Thuận 19/5) với khối lượng lớn. Theo Thoả thuận này, Liên Xô sẽ cung cấp tất cả nguyên vật liệu, các mẫu thiết kế và Việt Nam sẽ gia công và chuyển lại sản phẩm ở dạng quần áo may sẵn và nhận hàng tiêu dùng.
Giai đoạn 1987 – 1990 ngành công nghiệp có bước phát triển rõ rệt. Các doanh nghiệp may mặc đã được thành lập trên khắp đất nước thu hút hàng trăm ngàn lao động và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, ngành công nghiệp dệt may Việt nam đã trải qua một giai đoạn khủng hoảng về bán hàng cũng như nguồn cung cấp nguyên liệu và thiết bị cho sản xuất.
Có thể nói rằng giai đoạn 1990 – 1992 là giai đoạn khó khăn nhất của ngành công nghiệp dệt may. Nhiều doanh nghiệp đã phải giảm mức sản xuất hoặc phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Trong tình hình đó, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt với nhiều thử thách lớn. Một câu hỏi lớn đặt ra lúc này là liệu ngành có thể nắm bắt được các cơ hội để đáp ứng nhu cầu và trên cơ sở đó phát triển hơn nữa để thâm nhập vào các thị trường mới hay không. Một khi ngành dệt may Việt Nam không còn "làm thuê" cho các nhà sản xuất nước ngoài, bắt đầu sử dụng nguyên vật liệu được sản xuất trong nước và trang thiết bị hiện đại thì ngành này sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều và trở thành ngành công nghiệp đứng đầu quốc gia.
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và trở thành một hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Năm 2004, toàn ngành sử dụng 2,1 triệu lao động, chiếm 4,7% trong tổng số lao động cả nước. Trong số các doanh nghiệp dệt may hàng đầu, thì Vinatex - một doanh nghiệp nhà nước - chiếm tới 22% tỉ trọng xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2006.
Một trong những công ty thành viên của Vinatex, Công ty May Việt Tiến, đã đầu tư hơn 10 triệu USD trong 5 năm qua để nâng cấp các dây chuyền sản xuất của công ty. Hầu hết các thiết bị mới được nhập khẩu từ Nhật Bản và Singapore. Tương tự thế, năm 2006 xuất khẩu của ngành dệt may đạt giá trị 5,8 tỉ USD, đưa ngành này trở thành ngành xuất khẩu có doanh thu lớn thứ hai của Việt Nam sau dầu thô.
Khách hàng là một loạt các công ty dệt và may mặc hàng đầu thế giới như Express, Hucke, Itochu, JC Penney, Jupitar, Kmart, Kowa, Lee Cooper, Li & Fung, Mast Industries, Nichimen, Nissho Iwai, Otto, Sara Lee, Seidensticker, Sumitomo, Tommy Hilfiger, Victoria's Secret, và Wal-Mart đã tìm đến nguồn cung ở Việt Nam.
Tuy còn phải đối mặt với nhiều thách thức, tương lai cho ngành dệt may của Việt Nam đầy hứa hẹn. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đang dành cho ngành sự hỗ trợ rất lớn, và hiện có những biện pháp khuyến khích mạnh mẽ để thu hút đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã soạn thảo các kế hoạch tiềm năng để phát triển ngành. Nếu các kế hoạch này được hoàn thành, việc làm và xuất khẩu năm 2010 của ngành này sẽ tăng gấp đôi.
Read More!

SIZING PRODUCTS

STARCHES AND POWDERS


Historically, starches and powders have been the base for textile thread sizing; nowadays, powders are less used than in the past, while starches are still extremely important, above all thanks to their derivatives that have significant advantages, even if higher costs. Among these, let's mention oxidized, etherized, esterized and carboxymethyled starches. These products offer the following advantages:
easy and fast preparation
lower and steady viscosity
stability and fluidity even at low temperatures

CMC (CarboxyMethylCellulose)

Type of products that, after the category of starches, is remarkably important for the yarn sizing.
Those available on the market differ in their pureness degree (pure cmc - technical cmc) and are classified according to their viscosity in low, medium, medium/high and high.

FORMULATIONS OR COMPOUNDS
Read More!

GUIDE FOR USING THE SIZING MACHINE

Sizing was created to give the threads forming the warp the following features:

· sufficient resistance to abrasion

· even elongation and tension

· outer coating to reduce their hairiness as much as possible.

These features must aid a smooth passage of the sized thread along the loom path (warp stop-motion, heddles and comb) to ensure a perfect formation of the step thus achieving a fault-free fabric, or at least the best possible fabric. For a correct sizing the type of used yarn must always be considered, as well as the type of weaving by which it has been produced; in the end the weave used in the loom to obtain the fabric (cloth, twill, sateen...). The choice of the sizing products is also very important, as well as their concentrations and application methods to avoid unwished rheologies in the following processing steps.

For example, if the fabric must be dyed it is indispensable to use completely biodegradable sizes to avoid unpleasant effects of moirè colours or uneven shades. Again, some products cannot be compatible with the following treatments: the use of polyvinyl alcohol at certain concentrations without a previous suitable washing at the singeing could polymerize the PVA residues with crystallizing effects of the products on the fabric, with negative results.

Other example, sizing products - that can be hardly removed at low temperatures, during the dyeing steps in continuous lines with few preliminary washing tanks - can jeopardize the dyeing itself.

Besides the above remarks, it is clear the sizing aids, together with other factors, the weaving output and quality; thus, the sizing operator must know everything concerning the re. yarn: physical features, previous and following treatments and on which machine types to obtain the product final step.
Please, consider that each type of fiber and thread requires different products, machinery, processings and methods.
This little guide will deal and clear the use of a sizing machine for short fibers (cotton, wool, blends... ) with drier with water steam heated cylinders, with size boxes with one or two soakings and simple or double squeezing. There are 3 control parameters for the thread physical features:

1) elongation

2) resistance to abrasion and dynamometric resistance

3) hairiness

1) First of all, it is always to be considered that the sized yarn must have a residual elongation equal to 70% of its original elongation; this requirement can be achieved only if all threads show the same tension already while forming the warp beam.

Thus, a good sizing requires a perfect warping, needing in its turn a bobbin winding as careful as possible.

Considering that a perfect finished products can be influenced by yarns coming from different lots, all this indicates how much careful each step of the textile processing must be. Coming back to warping, yarns coming from the same lot should be used, forming bobbins with even tension and the same meterage.

Creels should be equipped with suitable tension units according to the tensions to be exerted on the single threads to guarantee an unwinding and winding on the fractional or sectional beam as much perfect as possible (for cotton, on beams flange 1000, the peripheral difference should not exceed 3 mm); they should also be equipped with more sensitive machine stop systems, as accurate as possible, for a warper fast and accurate intervention to restore any breakage. After these initial remarks, a steady control of the thread tensions in every section of the sizing machine is needed to check the its draft % that can influence directly the size absorption in the size box.

2) The resistance to abrasion and the dynamometric resistance are factors ensuring an efficient treatment on the weaving machines; the choice of the sizing products, together with a more and more perfect control of the processing parameters ensures output standards that are higher and higher and above all reproducible.
Considering the remarkable influence of the products on the warp behaviour in the machine, it is always recommended to discuss or process recipes with the suppliers (above all when processing new items very different from the previous ones).

The positive effect by the use of paraffin treatment or the use of special products, such as antistatics or others, to improve the friction coefficient in the loom yarn guide components should also be considered.

3) The thread outer hairiness is a factor that can be improved and solved with suitable measures and using suitable products; the correct values for squeezing, drying cylinder temperatures and warp tensions in the separation table are thus fundamental. It can be easily understood that a sudden opening of the various thread layers, above all if still too wet, besides breaking the outer film of the applied size, also significantly increases the presence of surface fibers not wound in the thread body, that while weaving could originate the defect of inwound dust, increase the warp breakage and thus decrease the loom output, increase the dustiness in the loom rooms.

As for the squeezing, the right compromise must be searched for each warp type between size penetration inside the thread and outer coverage of the thread itself. The thread twist coefficient is thus extremely important; a yarn oe should usually have a @ of 115-150, while a ring yarn 100-110 (cotton base).

Before considering the setting of the different working parameters it is advisable to consider a few fundamental basis for a perfect warp preparation. It is thus recommended:
· to check the alignment of the fractions on the creel;

· to unwind the warp beams carefully, possibly fixing the layer of threads of each single fraction with some adhesive tape to prevent thread overlaying or crossing;
Read More!

INTRODUCTION SIZING

Sizing is a very important step for getting a good output from the loom, and in particular nowadays, as faster and faster machines are used and quality is required at the highest level.


The sizing operation is now carried out on most warps, for the wider use of single yarns, or for yarns in intimate blend with the most different components such as Lycra, polyester, viscose, etc..., to get the most different fabrics with special effects such as stretching or others. Thus, sizing is not only a simple application of a starch product, or anyway a glue (size) to make the fabrics more resistant to pulling and smoother to aid their passage on the weaving machines, stitches, heddles, comb, etc... but it has turned into a true laboratory, where the use of special sizes, the application method and the skill of the operators make the weaving process more and more efficient and profitable.


A saying from the old said "a well prepared and sized warp is already half fabric": indeed, to get a high output and a high weaving quality this is really vital, and thus a good sizing technician must have a well manufactured machine, equipped with every device able to ensure good control levels on tension, elongation, temperature, squeezing, etc..., but he must also be able to choose the necessary parameters according to the items to be processed, their physical-chemical composition and also to choose those that are most suitable for that processing and for the following operations of desizing and dressing.

In the past, and above all when processing clothing wool (drapery and woollens), the so-called size machines were already used; in the Biella province, the best industries were equipped with machines mostly produced in Germany, with copper sizing tanks with squeezing cylinders coated with a cloth. The warps were then moved to chambers with some return cylinders where they were dried with hot air (the most modern machines were equipped with copper drying cylinders heated by steam), then they were crabbed on beams going to the loom.

While processing cotton yarns or blends, sizing has always been the most developed and refined treatment, as twisted yarn, or anyway twofold or multifold yarn, was seldom used, where sizing was not required.

Small companies usually wetted the warp chain with a variable quantity of size using cheap products and relying on the addition of greases or other components to improve the weaving quality.

The new technologies and the checks for pollution and industrial wastes have led to new studies and improvements, both in the sector of products used for sizing and within the new sizing techniques.

Thus, considering the pollution factor (the de-sizing step is considered one of the major causes in the textile process), in the '90s a new processing method was studied, using an over 15-year experience by a Dutch company; the technique of "wet on wet" has been developing first in Europe and then in the US. The tests carried out in the textile institutes and above all in the ITV in Denkendorf, together with the major manufacturers in this sector, Karl Mayer Rotal, Benninger and Sucker Muller, showed that the breaking load of the warp threads increases by 15 - 19%; it significantly reduces the thread hairiness; it increases the resistance to abrasion with the same sizing; it decreases by 30 - 40% the use of sizing products, increasing the residual elongation.

This technique is nowadays used by the best cotton textile industries, and has been widely disclosed in the sizing conferences held at the ITV of Denkendorf in 1998 and 2001: what the previous studies and tests had indicated was confirmed here. The positive effect of pre-wetting can be explained with 3 reasons:

1) some of the hydrophobic substances unrelated to the fiber detach passing through hot water.

2)The combined action of the detachment of parts such as pectin, etc..., and of hot water, causing a degumming effect, increases the affinity of the fiber with the size, so that the specific adhesive power increases significantly.

3) As the water adhering on the thread fill the gaps between the fibers, the quantity of size bath penetrating the yarn is lower, so that the surface is coated with a more effective and protective coat.

Another significant positive factor of this system is the strong decrease in the consumption of sizing products (about 30-40% less), reducing at the same time the pollution percentage in waste waters.

Obviously, not all yarn types can be processed under this technique; indeed, the shirt garments, or anyway warp chains with several colors cannot be sized with the wet-on-wet system (commonly called Prewet), as the different hydrophilicity of the yarn due to the different dying systems or to dyestuff with darker or lighter shades influencing the water permeability level, thus making the sizing degree irregular. The various sizing systems can be configured in a different way according to the type of processing, the type of fiber and the productive capacity; basically 2 systems can be considered, and namely: machines for processing sectional beams (shirt garments with several colour, or wool yarns, or special blended yarns such as wool-poly-Lycra, or for limited production), or machines for fractional beams, where the fractions are loaded on suitable creels and then re-joint and sized for forming the loom beam.

Further, the machines can be equipped with one or more size boxes according to the number of threads or the company needs; the number of drying cylinders determines the machine operating speed, and thus its productivity.

The above description applies exclusively to the processing and thus sizing of animal or vegetable discontinuous fibers; a different technology is instead applied for synthetic or artificial fibers, therefore for yarns composed of several filaments placed reciprocally parallel and thus without any twist; in this case, the systems can be several:

1) traditional system: it generally includes a sizing machine that joining at the same time several fractions, after the size soaking it, dries the yarn by contact through the thermal action of drying cylinders, that unlike machines for short fibers must have a temperature control increasing at the start and decreasing in the last cylinders. This type of sizing machine is used only in case of yarn with a min. twist (150 twists/m) and not for twistless yarns; another type of traditional machine uses a pre-drying furnace composed of a chamber where the threads pass, separate both vertically and horizontally. This system is also called "Chemsize" as it was first used by American Chemstrand Coorporation; some manufacturers have used radio-frequency furnaces for the pre-drying chambers instead of the standard furnaces with hot water forced recirculation; this system uses an electro-magnetic field generated by the radio-frequency, so that water can be removed from the yarn without heating the threads.
Read More!

Tính sức căng cho sợi qua máy hồ

Việc điều chỉnh chính xác sức căng của sợi dọc trên máy hồ hết sức quan trọng cho một chuyển động êm dịu của xích tải.

Sau khi qua hồ,sợi nên còn 70% sức căng so vơi sức căng ban đầu. tuy nhiên một sợi với sức căng đứt sợi khi còn là sợi thô là 7%,thì sau khi qua hồ sẽ còn lại trên 5%.

Tuy nhiên, nếu như trong quá trình mắc sợi sức căng sợi không đồng đều, thì nên dùng một sức căng lớn thậm trí sức căng này có thể làm đứt sợi.

Các đặc tính và sức dai của nguyên liệu là cơ sở cho việc lựa chọn sức căng. Rễ ràng nhận thấy rằng thành phần cấu thành, số đầu sợi và nồng độ hồ cũng hết sức quan trọng.


áp lực trên beam (FP)
Sức căng quấn sợi vào beam(FW)
Sức căng trên dàn tách sợi (FT)
Sức căng cấp sợi (FE)
Sức căng sợi tại đầu vào sấy (FN)

Việc điều chỉnh sức căng tở sợi của các trục mắc phân băng (FA) cũng được cài đặt trên máy tính.
Các giá trị cho trong bảng là dựa trên một độ bền trung bình, một giá trị độ dài trung bình, một độ xoắn trung bình và sợi cho là đồng nhất.
Read More!

TÍNH TOÁN LƯỢNG SỢI CÒN LẠI TRÊN TRỤC SỢI DỌC

Trong một số trường hợp trong quá trình sản xuất vải dệt kim đan dọc chúng ta cần phải cắt và thay thế trục sợi dọc trước khi chúng được dùng hết và khi đó vẫn còn có sợi quấn trên trục sợi dọc. Nguyên nhân là do đột ngột thay đổi loại vải trong đơn hàng hoặc do trong quá trình mắc sợi, sợi dọc được mắc dài quá hoặc do chỉ sản xuất vải mẫu hoặc do bất kỳ lý do nào khác... băng sợi/lớp sợi còn sót lại trên trục sợi dọc sẽ được giữ lại cho đơn hàng tiếp theo.
Read More!

SÓNG KÉO DÀI (LỖI GẦN NHƯ THEO CHU KỲ)

Khác với lỗi chu kỳ, sóng kéo dài được lặp lại trên một dãy các bước sóng. Bởi vì bản chất gần với chu kỳ của nó, sóng kéo dài xuất hiện dưới dạng một số bước sóng. Một lỗi dạng này sẽ làm tăng dãy bước sóng tương ứng trên biểu đồ phổ mà không tạo ra đỉnh lỗi.
Các sóng kéo dài có thể gây ra các lỗi điểm dày và mỏng rất nghiêm trọng làm giảm hiệu suất kéo sợi và ngoại quan vải không chấp nhận được.
Thuộc về nhóm này của các lỗi gần như theo chu kỳ, ví dụ:
Read More!

OLYSET NET: MÀN CHỐNG MUỖI TỪ SỢI MONOFILAMENT

Olyset Net là một loại màn chống muỗi có chứa permethrin.

Sumitomo Chemical mà công ty đầu tiên phát triển lưới chống côn trùng có tuổi thọ cao (Long Lasting Insecticidal Net LLIN). Các nhà khoa học Sumitomo Chemical đã kết hợp chuyên môn của họ trong lĩnh vực thuốc trừ sâu và công nghệ sản xuất từ hạt nhựa để phát triển Olyset Net.
Read More!

LỖI CHU KỲ TRÊN BIỂU ĐỒ PHỔ

Nếu có một biến thiên khối lượng theo chu kỳ có bước sóng λ xuất hiện trên vật liệu xơ, một đỉnh lỗi sẽ được ghi vào biểu đồ phổ ở vị trí λ. Chiều cao của đỉnh lỗi này là một ước số của cường độ lỗi chu kỳ. Trong trường hợp này, bước sóng λ là 20 m.


Hình 1: Ảnh phổ với ống khói 20 m, nghĩa là lỗi chu kỳ 20 m






Hình 2: Biểu đồ khối lượng theo chiều dài cắt của cùng vật liệu như biểu đồ phổ phía trên thể hiện biến thiên khối lượng theo chu kỳ 20m.

Xác định nguyên nhân gây lỗi chu kỳ


- Gọi chiều dài bước sóng gây lỗi là λ (m)


- Gọi tốc độ làm việc hoặc tốc độ ra máy là Vp (m/phút)

- Tốc độ n của bộ phận gây lỗi cơ học sẽ là:


n = Vp / λ

so sánh n với tốc độ bộ phận ở trên máy để xác định khu vực gây lỗi.


Ví dụ: Ở biểu đồ phổ cúi ghép có ống khói cao với l = 11cm = 0,11m. Tốc độ ra cúi của trục ép là 550m/ph thì tốc độ của bộ phận gây lỗi là n = 550/0,11 = 5000 v/ph



Chú ý: Để xem một lỗi chu kỳ nào đó có nghiêm trọng hay không (theo tài liệu UT5) thì hãy xem xét chiều cao của ống khói (đỉnh lỗi):


o Với các bước sóng < 2m: nếu đỉnh lỗi > 1/2 chiều cao cơ sở (hoặc khu vực xung quanh) thì đó là lỗi nghiêm trọng (hình vẽ).


o Với các bước sóng > 2m: đỉnh lỗi phải gấp đôi chiều cao của khu vực xung quanh thì mới được coi là lỗi nghiêm trọng.



Hình 3: Các lỗi chu kỳ nghiêm trọng được đánh dấu bằng màu đỏ

(Nguồn Textitleknowled4u)







Read More!

BIỂU ĐỒ QUÁ TRÌNH TẠO VÒNG TRÊN MÁY TRICOT


Biểu đồ thể hiện trên hình vẽ biểu diễn đặc trưng điển hình về sự dịch chuyển của các phần tử tạo vòng của máy dệt kim đan dọc hai dàn kim lỗ dẫn động bằng cam với một chu kỳ đan đầy đủ (từ 0° đến 360°). Trên hình vẽ, 0° là điểm trút vòng và dàn kim dệt di chuyển lên trên tới 60° để đạt tới vị trí nghỉ. Trong suốt 120° tiếp theo, dàn kim dệt đứng yên trong lúc dàn kim lỗ hoàn tất chuyển động đặt sợi. Sau đó dàn kim dệt nâng lên khoảng 30° để lấy các vòng sợi dọc mới được quấn vào và hạ xuống để cho phép sợi dọc chui vào đầu móc kim thêm 60° nữa nghĩa là đến 270°.
Read More!

DIAGRAM VÀ SPECTROGRAM

So sánh giữa diagram và spectrogram


Diagram (biểu đồ độ không đều khối lượng), biểu thị biến thiên khối lượng theo thời gian, còn spectrogram (biểu đồ độ không đều chu kỳ) thể hiện biến thiên khối lượng theo tần số (trong miền tần số).

Do đó nếu một lỗi chu kỳ xuất hiện trên vật liệu xơ với tần số f1 thì nó sẽ dẫn đến việc tăng chiều cao

của biểu đồ phổ tại vị trí f1 (biên độ sẽ lớn lên).
Read More!

Quá trình tạo vòng trên máy tricot


0°- vị trí trút vòng

Cả kim phức và kim đóng (hay kim ép) ở vị trí thấp nhất (trút vòng).
Các dàn kim lỗ ở vị trí tận cùng phía trước.
Tiến hành đặt sợi phía sau kim.
Dàn platin dịch chuyển về phía trước đến vị trí giữ vòng sợi.
Read More!

LỖI CHU KỲ VÀ KHÔNG THEO CHU KỲ

Lỗi chu kỳ

Trục bị lệch tâm sẽ dẫn đến kết quả là biến thiên khối lượng hình sin có chu kỳ tương ứng với chu vi của trục đó. Với một vòng quay đầy đủ của trục bị ô-van cũng đưa đến biến thiên khối lượng hình sin nhưng sẽ có 2 lỗi chu kỳ. Dạng lỗi ống khói chủ yếu là do lỗi cơ học, nguyên nhân là:
Read More!

BIẾN THIÊN KHỐI LƯỢNG THEO CHU KỲ

Bài viết này đề cập đến biến thiên khối lượng theo chu kỳ của các bán thành phẩm trong quá trình kéo sợi dịch từ tài liệu của hãng Uster. Chúng tôi sẽ lần lượt dịch và đăng thêm ở các bài tiếp theo.

Nguồn gốc của các biến thiên

Các loại lỗi và biến thiên:
Read More!

Thông số kỹ thuật của kim Needle information

Đặc tính kỹ thuật điển hình "châu Âu" của kim bao gồm một từ, một số (thường có bốn chữ số) và tổ hợp cuối cùng của các ký tự và số. Ví dụ như: Vota 78.60 G.02
· Vota: Chữ viết hoa ở đầu của từ (“V”), cho biết nguồn gốc của kim (gồm có sợi thép tạo ra kim, được ép hoặc đúc), loại kim, số gót kim và kiểu đuôi. Các chữ viết hoa khác có ý nghĩa rất chính xác,
Read More!

Các thông số trong biểu đồ kết quả thử nghiệm sợi, Uster Tester

  1. Biểu đồ khối lượng (diagram)
  2. Biểu đồ độ xù lông
  3. Biểu đồ phổ khối lượng (spectrogram)
CVm% là CV% với chiều dài cắt 1cm.
CVm 1m…100m: Để phân tích biến thiên khối lượng đoạn trung bình và đoạn ngắn. Có thể sử dụng để đánh giá
o Hiệu quả của việc ghép cúi
o Ảnh hưởng của bộ làm đều đến độ không đều
o Để phát hiện lỗi đoạn dài có nguồn gốc từ công đoạn trước

Chênh lệch CV% giữa 10 mẫu thử khác nhau không nên vượt quá các giá trị cho trong bảng sau đây, nếu không ngoại quan vải sẽ xấu:
Đặc tính chất lượng Kéo sợi nồi khuyên Kéo sợi Compact
Biến sai độ đều CVmb max. 3% max. 2.5%
Biến sai chi số CVcb max. 1.8% max. 1.2%
Biến sai độ xù lông CVHb max. 4% max. 2.5%

Biểu đồ khối lượng (diagram)

Biểu đồ khối lượng đánh giá theo:
- Độ đều của biểu đồ
- Biến đổi đột ngột trên biểu đồ
- Biến đổi chậm trên biểu đồ
- Đánh dấu điểm khuyết tật (điểm dày, điểm mỏng, điểm kết)
1. Biểu đồ khối lượng của sợi có CVm thấp, phân bố đều theo đường trung bình
- Hình vuông màu xanh: điểm kết
- Hình tam giác màu đỏ phía trên: điểm dày
- Hình tam giác màu đỏ phía dưới: điểm mỏng
Điểm mỏng và điểm dày thường là những điểm có chiều dài 30mm với bông, hỗn hợp bông và PES (cho các xơ ngắn) và 60mm với len, hỗn hợp len và xơ tổng hợp cho các xơ dài.
Điểm kết được đếm nếu có chiều dài >1mm và <4mm.
Với sợi chải kỹ thì nên để ý đến điểm mỏng -40% hoặc thậm chí là -30% bởi vì điểm mỏng -50% sẽ được máy đếm ra rất ít (do đã được chải kỹ) và không có ý nghĩa thống kê.





2. Biểu đồ của sợi có CVm cao, phân bố không đều hay lệch so với đường trung bình (đường 0)


Biểu đồ độ xù lông

Độ xù lông của sợi có ảnh hưởng đáng kể đối với ngoại quan của vải cũng như ảnh hưởng đến cảm giác sờ tay và sự nổi hạt. Những thay đổi của độ xù lông trên sợi sẽ nhìn thấy được khi sự sai khác lớn hơn 1 đơn vị độ xù lông Do dó, biến thiên độ xù lông, rất dễ thấy trên biểu đồ diagram, là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá thông số chất lượng này.
1. Độ xù lông đều


2. Độ xù lông thay đổi đột ngột


Biểu đồ phổ khối lượng (spectrogram)

Biểu đồ phổ là một biểu đồ thể hiện lỗi sợi theo chu kỳ hay gần như theo chu kỳ. Các dạng lỗi này sẽ dẫn đến các hình mẫu, hoa văn không mong muốn trên vải thành phẩm, điều này gây cảm giác rất khó chịu. Điều quan trọng là các dạng lỗi này không thể được nhận ra bởi các dữ liệu số trong bảng mẫu phụ. Do dó, nên quan sát kỹ trên các biểu đồ cũng như khi đánh giá chất lượng sợi.
1. Biểu đồ phổ 3 chiều (lý tưởng) của 10 mẫu không có lỗi chu kỳ


2. So với các biểu đồ phổ lý tưởng thể hiện trên biểu đồ nêu trên với những lỗi chu kỳ nghiêm trọng được đánh dấu dưới dạng các đỉnh màu đỏ. Các đỉnh giống như được thể hiện bên dưới chỉ ra rằng các máy trong nhà máy kéo sợi không được bảo trì tốt, nhất là các phần tử kéo dài của máy sợi con, máy sợi thô và máy ghép.


3. Khi một lỗi chu kỳ được biểu thị trên biểu đồ phổ giống như hình vẽ bên dưới, nó được xem như là một lỗi kéo dài. Nguyên nhân có thể tìm thấy do việc hiệu chỉnh phần tử kéo dài không tốt dẫn đến sự mất kiểm soát xơ.


Hình vẽ thể hiện việc phát hiện biến thiên khối lượng theo chu kỳ trong sợi bông nhờ biểu đồ phổ và giải thích nguồn gốc nhờ sự trợ giúp của các kiến thức dựa trên hệ thống thiết bị. Trong trường hợp này đó là suốt trước của máy sợi con đã tạo ra các đỉnh màu đỏ trên biểu đồ phổ và được đánh dấu bởi màu đỏ trên sơ đồ truyền động.


(Dịch từ tài liệu Uster)(Nguồn Textitleknowled4u)



































Read More!

CÁC KIỂU DỆT CƠ BẢN

Các cấu trúc 1 dàn kim lỗ

Kiểu dệt xích

Để tạo ra vòng xích, kim lỗ luôn đặt cùng một sợi xung quanh cùng một kim, cách đặt sợi này gọi là đặt sợi cố định.
Kiểu dệt xích không có khả năng tạo vải do các xích không được liên kết ngang với nhau. Do đó kiểu dệt này không sử dụng riêng mà thường kết hợp với
các kiểu dệt khác hoặc các phần tử vòng sợi khác thường là với các sợi cài
Kiểu dệt vòng xích hở thường là không có quá trình đặt sợi sau kim của dàn kim lỗ do đó nó hay được sử dụng hơn vòng xích kín bởi vì không gây ra xoắn sợi.
Có thể có kiểu dệt xích một cột vòng hoặc kiểu dệt xích hai cột vòng nghĩa là phương pháp đặt sợi cố định cho hai kim thay vì cho một kim của kiểu dệt xích một cột vòng. Kiểu hai cột vòng thường sử dụng với sợi dún hay là sợi texture.
clip_image002

Kiểu dệt 1 x 1 (1 x 1 lap hay còn gọi là kiểu dệt tricôt)

ở kiểu dệt này, thanh kim lỗ đặt cùng một sợi cho 2 kim cạnh nhau. 1 x 1 nghĩa là đặt sợi phía sau (UL) một kim và phía trước (OL) 1 kim được tạo ra bằng phương pháp đặt sợi luân phiên cho hai kim cạnh nhau.
Kiểu dệt này có độ đàn hồi của vải cao theo cả hai chiều ngang và dọc. Tuy nhiên nó có xu hướng tuột vòng nên phải kết hợp với kiểu dệt khác.
clip_image004

Kiểu dệt Atlat

Kiểu dệt Atlat được tạo ra bằng phương pháp đặt sợi tuần tự cho các kim nghĩa là thanh kim lỗ đặt cùng một sợi liên tục theo một hướng vào các kim cạnh nhau. Thông thường, không thể thực hiện được việc đặt sợi tuần tự mãi theo một hướng nên ở kiểu dệt Atlat cứ sau một số hàng vòng nhất định hướng đặt sợi lại được thay đổi (theo hướng ngược lại) cho đến khi trở về điểm bắt đầu (trở về kim đầu tiên). Nói một cách chính xác hơn đây chính là kiểu dệt được tạo ra bằng cách kết hợp phương pháp đặt sợi tuần tự với phương pháp đặt sợi luân phiên cho các kim.
Ở kiểu dệt Atlat vòng hở, tất cả các vòng sợi đều hở (riêng các vòng sợi ở các vị trí đổi hướng đặt sợi sẽ là các vòng sợi kín).
clip_image002[3]
clip_image004[3]

Kiểu dệt 2 x 1 (2 x 1 lap)

Ở kiểu dệt này, thanh kim lỗ đặt cùng một sợi cho kim thứ nhất và kim thứ 3, 2 x 1 nghĩa là đặt sợi phía sau (UL) 2 kim và phía trước (OL) 1 kim.
So với kiểu 1 x 1, UL dài hơn một bước kim do đó UL có hàng vòng phẳng hơn một chút tạo ra độ đàn hồi của vải theo chiều ngang ít hơn đồng thời vải nặng hơn và mật độ cao hơn do lượng sợi dùng cho UL cao hơn.
clip_image002[1]

Kiểu dệt 3 x 1 (3 x 1 lap )

ở kiểu dệt này, thanh kim lỗ đặt cùng một sợi cho kim thứ nhất và kim thứ 4. 3 x 1 nghĩa là đặt sợi phía sau 3 kim và phía trước 1 kim.
Kiểu dệt này tạo ra độ ổn định về kích thước của vải cao hơn theo chiều ngang so với kiểu dệt 2 x 1. Kiểu dệt này thường kết hợp với kiểu dệt vòng xích có độ ổn định theo chiều dọc để tạo ra vải có độ ổn định theo cả 2 chiều.
clip_image002[3]

Các cấu trúc 2 dàn kim lỗ

Các cấu trúc cơ bản nhất có thể được thực hiện với máy có một dàn kim lỗ gọi là các cấu trúc một dàn kim. Những cấu trúc này không ổn định về kích thước và dễ dàng chia tách khi vải bị lỗi. Một ví dụ về một loại vải một dàn kim với một cấu trúc vòng sợi không cân bằng được thể hiện trên hình vẽ dưới đây. Cấu trúc không đều đặn của các cột vòng làm cho các vòng sợi bị nghiêng.
clip_image002
Mặt trái của vải dệt kim đan dọc một dàn kim

Các cấu trúc hai dàn kim lỗ thường ổn định hơn do có sự định hướng của vòng sợi ngược chiều nhau ở hai dàn kim lỗ. Khi sức căng sợi ở cả hai dàn kim lỗ cân bằng thì các vòng sợi sẽ được dựng thẳng lên, như có thể thấy trong hình dưới đây:
clip_image004
Mặt trái của cấu trúc tri-côt kép (tri-côt đầy đủ)

Hình vẽ dưới thể hiện các cấu trúc hai dàn phổ biến. Hình vẽ bên trái thể hiện mẫu họa tiết của dàn kim lỗ phía trước, bên phải là dàn kim lỗ phía sau. Khi các mẫu họa tiết được thay đổi cho nhau, chẳng hạn như b-e / c-f / d-g, nó sẽ tạo ra một cấu trúc khác với ngoại quan và cảm giác khi sờ tay khác do đặc tính của máy khi dệt. Ví dụ như, sự khác biệt giữa kiểu dệt suk-nô (locknit) (hình b) và kiểu dệt suk-nô ngược (reverse locknit) (hình e) là kiểu dệt suk-nô sẽ tạo ra cảm giác khi sờ tay xốp hơn và độ đàn hồi cao hơn do các chân vòng nổi tự do. Ở kiểu dệt suk-nô ngược, các chân vòng dài hơn của dàn kim lỗ phía sau bị khóa bên dưới các chân vòng ngắn hơn của dàn kim lỗ phía trước sẽ làm hạn chế sự thay đổi cấu trúc vải. 
Có hiệu ứng tương tự giữa các cấu trúc sa-tanh (satin) và da cá mập (shark skin) với cấu trúc sa-tanh có mặt trái trơn tru còn cấu trúc da cá mập thì gồ ghề. Một thông số quan trọng khác là chiều dài của chân vòng sợi. Chuyển động đặt sợi qua lại dài hơn được dùng để làm tăng độ ổn định theo chiều hàng vòng, trọng lượng và mật độ vải. Chân vòng sợi nổi càng dài trên mặt trái, thì vải sẽ càng bóng và mượt hơn.

clip_image006
Các mẫu họa tiết phổ biến với hai dàn kim lỗ

Dưới đây là bảng thể hiện các cấu trúc hai dàn kim lỗ cùng với ký hiệu kiểu đan:
image


(Nguồn Textitleknowled4u)








Read More!
Karl Mayer| Liba| Benninger| Itema Weaving| Warp Knitting| Beam| Terrot| Thies| Barmag| Machine|- Vietnam- China|Taiwan|Indonesia|India|
Knitting,Weaving,Circular Machine Vietnam