Home » » LỖI CHU KỲ TRÊN BIỂU ĐỒ PHỔ

Nếu có một biến thiên khối lượng theo chu kỳ có bước sóng λ xuất hiện trên vật liệu xơ, một đỉnh lỗi sẽ được ghi vào biểu đồ phổ ở vị trí λ. Chiều cao của đỉnh lỗi này là một ước số của cường độ lỗi chu kỳ. Trong trường hợp này, bước sóng λ là 20 m.


Hình 1: Ảnh phổ với ống khói 20 m, nghĩa là lỗi chu kỳ 20 m






Hình 2: Biểu đồ khối lượng theo chiều dài cắt của cùng vật liệu như biểu đồ phổ phía trên thể hiện biến thiên khối lượng theo chu kỳ 20m.

Xác định nguyên nhân gây lỗi chu kỳ


- Gọi chiều dài bước sóng gây lỗi là λ (m)


- Gọi tốc độ làm việc hoặc tốc độ ra máy là Vp (m/phút)

- Tốc độ n của bộ phận gây lỗi cơ học sẽ là:


n = Vp / λ

so sánh n với tốc độ bộ phận ở trên máy để xác định khu vực gây lỗi.


Ví dụ: Ở biểu đồ phổ cúi ghép có ống khói cao với l = 11cm = 0,11m. Tốc độ ra cúi của trục ép là 550m/ph thì tốc độ của bộ phận gây lỗi là n = 550/0,11 = 5000 v/ph



Chú ý: Để xem một lỗi chu kỳ nào đó có nghiêm trọng hay không (theo tài liệu UT5) thì hãy xem xét chiều cao của ống khói (đỉnh lỗi):


o Với các bước sóng < 2m: nếu đỉnh lỗi > 1/2 chiều cao cơ sở (hoặc khu vực xung quanh) thì đó là lỗi nghiêm trọng (hình vẽ).


o Với các bước sóng > 2m: đỉnh lỗi phải gấp đôi chiều cao của khu vực xung quanh thì mới được coi là lỗi nghiêm trọng.



Hình 3: Các lỗi chu kỳ nghiêm trọng được đánh dấu bằng màu đỏ

(Nguồn Textitleknowled4u)







Post a Comment

Karl Mayer| Liba| Benninger| Itema Weaving| Warp Knitting| Beam| Terrot| Thies| Barmag| Machine|- Vietnam- China|Taiwan|Indonesia|India|
Knitting,Weaving,Circular Machine Vietnam