Home » Warp Knitting » Quá trình tạo vòng trên máy dệt kim đan dọc dùng kim móc
Bài viết mô tả quá trình tạo vòng trên máy dệt kim đan dọc dùng kim móc.
Đối với các máy dệt kim đan dọc dùng kim móc, để tạo thành vòng dệt, kim 1 cần phải được nâng lên vị trí tạo vòng (hình a).
Trong quá trình nâng kim, vòng sợi cũ được giữ lại trong họng platin 2.
Giai đoạn đặt sợi mới cho kim được bắt đầu bằng chuyển động lắc của kim lỗ 3 từ sau kim ra trước kim (hình b).
Tiếp theo kim lỗ dịch chuyển song song với giường kim bằng bội số của bước kim và giai đoạn đặt sợi mới được kết thúc bằng chuyển động lắc của kim lỗ từ trước kim trở về sau kim (hình c).
Sợi mới được đặt trên móc kim (Đây được coi là vị trí đặt sợi thuận lợi nhất do khe hở giữa kim dệt và kim lỗ là lớn nhất) nên sau khi được đặt sợi, kim còn phải tiếp tục được nâng lên đủ cao để sợi mới được đẩy trượt xuống miệng kim (hình d).
Sau đó, kim được hạ xuống, sợi mới được dẫn vào trong miệng kim (hình e).
Tiếp theo, miệng kim được khép lại nhờ sự hoạt động của thanh đè kim 4 và giai đoạn lồng vòng được bắt đầu (hình f).
Giai đoạn lồng vòng được hoàn tất bằng chuyển động tiếp tục hạ xuống của kim.
Quá trình tạo vòng dệt kết thúc bằng giai đoạn kéo căng thành vòng (hình g).
Đây là video tham khảo về quá trình tạo vòng trên máy sử dụng kim móc (nguồn: Groz-Beckert):
Đối với các máy đan dọc dùng kim lưỡi hoặc kim kép quá trình tạo vòng dệt có phần thuận lợi hơn so với các máy dùng kim móc do không cần phải có công đoạn đè khép miệng kim và sợi mới được đặt trực tiếp vào trong miệng kim nên sau đó kim không cần phải được nâng lên thêm.
Hành trình công tác của kim được giảm thiểu đặc biệt là đối với loại kim kép nhờ vậy mà tốc độ công tác của máy được tăng lên đáng kể.
Quá trình tạo vòng của các loại kim này sẽ được đề cập đến ở các bài viết sau.
(Trích từ tài liệu ĐHBK Hà Nội) (Nguồn Textitleknowled4u)
Đối với các máy dệt kim đan dọc dùng kim móc, để tạo thành vòng dệt, kim 1 cần phải được nâng lên vị trí tạo vòng (hình a).
Trong quá trình nâng kim, vòng sợi cũ được giữ lại trong họng platin 2.
Giai đoạn đặt sợi mới cho kim được bắt đầu bằng chuyển động lắc của kim lỗ 3 từ sau kim ra trước kim (hình b).
Tiếp theo kim lỗ dịch chuyển song song với giường kim bằng bội số của bước kim và giai đoạn đặt sợi mới được kết thúc bằng chuyển động lắc của kim lỗ từ trước kim trở về sau kim (hình c).
Sợi mới được đặt trên móc kim (Đây được coi là vị trí đặt sợi thuận lợi nhất do khe hở giữa kim dệt và kim lỗ là lớn nhất) nên sau khi được đặt sợi, kim còn phải tiếp tục được nâng lên đủ cao để sợi mới được đẩy trượt xuống miệng kim (hình d).
Sau đó, kim được hạ xuống, sợi mới được dẫn vào trong miệng kim (hình e).
Tiếp theo, miệng kim được khép lại nhờ sự hoạt động của thanh đè kim 4 và giai đoạn lồng vòng được bắt đầu (hình f).
Ngay sát trước thời điểm bắt đầu giai đoạn lồng vòng, platin 2 chuyển động lùi trở lại theo chiều mũi tên trên hình vẽ và lưỡi nghiêng của nó nâng nhẹ vòng sợi cũ lên làm cho quá trình lồng vòng diễn ra thuận lợi và đạt độ tin cậy cao.
Giai đoạn lồng vòng được hoàn tất bằng chuyển động tiếp tục hạ xuống của kim.
Quá trình tạo vòng dệt kết thúc bằng giai đoạn kéo căng thành vòng (hình g).
Đây là video tham khảo về quá trình tạo vòng trên máy sử dụng kim móc (nguồn: Groz-Beckert):
Đối với các máy đan dọc dùng kim lưỡi hoặc kim kép quá trình tạo vòng dệt có phần thuận lợi hơn so với các máy dùng kim móc do không cần phải có công đoạn đè khép miệng kim và sợi mới được đặt trực tiếp vào trong miệng kim nên sau đó kim không cần phải được nâng lên thêm.
Hành trình công tác của kim được giảm thiểu đặc biệt là đối với loại kim kép nhờ vậy mà tốc độ công tác của máy được tăng lên đáng kể.
Quá trình tạo vòng của các loại kim này sẽ được đề cập đến ở các bài viết sau.
(Trích từ tài liệu ĐHBK Hà Nội) (Nguồn Textitleknowled4u)